Chủ trị : Bổ huyết, điều kinh, bạch đái, đau bụng trước và sau khi hành kinh, mụn nám, mặt nám, da sần, kém ăn, mất ngủ, tiểu nóng gắt, táo bón.
Chu kỳ kinh nguyệt: Kinh nguyệt là hiện tượng là hiện tượng ra máu có chu kỳ ở bộ phận sinh dục nữ từ (tuổi 14 – 49) phát triển bình thường. Nói chung mỗi tháng thấy kinh một lần và được gọi là kinh nguyệt. Song có người cứ tháng thấy kinh 01 lần, gọi là tinh nguyệt; còn cứ 03 tháng 01 lần gọi là cự nguyệt;nếu 01 năm 01 lần gọi là tỵ niên;có người không có kinh mà vẫn có con gọi là ám kinh; có người đã mang thai mà đến kỳ kinh vẫn ra ít máu, song thai vẫn phát triển bình thường gọi là ích kinh.
Tuy biểu hiện trên đây là khác thường nhưng chưa phải là bệnh lý. Người con gái đến 14 tuổi đã bắt đầu có kinh. Đó là do thận khí phát triển đến mức đủ làm cho thiên quý đến. Khi thiên quý đến thì mạch nhâm thông, mạch thái xung thịnh, bào cung thay đổi, dẫn đến có kinh.
Kinh huyết chuyển thành, huyết do tỳ sinh ra từ thức ăn, huyết cũng do tinh chuyển thành, huyết chịu sự chi phối của tâm (chủ huyết), can (tàn huyết), tỳ (nhiếp huyết), phế (khí hành thì huyết hành, khí ngưng thì huyết trệ). Như vậy: có kinh là do thận khí thịnh làm cho thiên quý đến, có quan hệ trực tiếp với ngũ tạng, hai mạch nhâm thông, thái xung thịnh, bào cung thay đổi dẫn đến có kinh. Kinh bình thường, ở người khoẻ mạnh trung bình 28 ngày (+/-2) kinh ra 01 lần, mỗi lần lượng kinh từ 50 – 100ml. Thời gian kéo dài trung bình 3 - 4 ngày, cũng có người 5 – 6 ngày.
Màu máu của kinh lúc đầu màu hồng, sau sẫm màu dần và cuối cùng nhạt dần. Kinh bình thường không có máu cục, không đặc, không loãng, không có mùi hôi. Trước và trong khi hành kinh có thể thấy bụng dưới căng đầy, khó chịu, lưng đau, tay chân mỏi, đầu đau, vú căng, kém ăn, tính tình thay đổi. Ở người mới có kinh, có thể chu kỳ kéo dài 2 – 3 tháng; ở người trong tuổi mãn kinh có thể rối loạn chu kỳ kinh, có thể kèm các chứng như: người nóng, dễ cáu gắt, lưng đau, tay chân mỏi, kém ăn, mất ngủ. Cho nên thân sinh tôi là cụ lương y Nguyễn Văn Tho đã sáng chế Bài thuốc “XUÂN NỮ BỔ HUYẾT” từ năm 1951. Đến nay đã truyền lại cho con là Nguyễn Thị Thuỳ Dương, chiết xuất bằng hơi nước theo công nghệ mới chất lượng càng cao hơn để hỗ trợ điều trị hiệu quả các chứng bệnh trên.
2. Thành Phần: Cho 1 đơn vị chai 280ml
Ích mẫu (Herba Leonuri) | 39,2g |
Hương phụ (Rhizoma Cyperi) | 25,2g |
Đương qui (Radix Angelicae sinensis) | 12,6g |
Bạch thược (Radix Paeoniae lactiflorae) | 12,6g |
Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii) | 11,2g |
Phòng đảng sâm (Radix Campanumoeae) | 11,2g |
Phục linh (Poria) | 11,2g |
Thục địa (Radix Rehmaniae praeparatus) | 11,2g |
Xuyên đại hoàng (Rhizoma Rhei) | 11,2g |
Ngải cứu (Herba Artemisiae vulgaris) | 11,2g |
Lô hội (Aloe) | 0,84g |
Natri Benzoat (Natrii Benzoas) | 0,56g |
Đường cát trắng (Sucrosum) | 168g |
Cồn 900 (Alcohol Aethylicus 900) | 2,8ml |
Nước uống vừa đủ (Aqua potabilis Q.s) | 280ml |
3. Dạng bào chế của thuốc: Cao lỏng
4. Quy cách đóng gói : Dung dịch thuốc đựng trong chai thủy tinh hoặc chai nhựa 280ml.
5. Chủ trị : Bổ huyết, điều kinh, bạch đái, đau bụng trước và sau khi hành kinh, mụn nám, mặt nám, da sần, kém ăn, mất ngủ, tiểu nóng gắt, táo bón.
6. Cách dùng, liều dùng :
Điều kinh, bổ huyết: Ngày uống 2 lần (sáng và tối), mỗi lần 1 muỗng canh (15ml), pha với nước chín.
Đau bụng trước và sau khi hành kinh, táo bón: mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 muỗng canh (30ml) pha với nước chín
Dùng thường "Xuân Nữ Bổ Huyết Cao" nhan sắc luôn tươi như hoa nở và tăng thêm tuổi thọ.
7. Tác dụng không mong muốn của thuốc : Không có.
8. Chống chỉ định :Không dùng cho phụ nữ có thai.
9. Lời khuyến cáo : Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng. Để xa tầm tay trẻ em.
Nếu cần biết thêm thông tin về thuốc xin hỏi thầy thuốc YHCT hoặc nhà sản xuất.
10. Hạn dùng, bảo quản, tiêu chuẩn áp dụng:
a. Hạn dùng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
b. Bảo quản : Nơi thoáng, khô mát.
60,000đ
54,000đ
100,000đ
75,000đ
75,000đ
60,000đ
75,000đ
60,000đ
100,000đ
75,000đ