WHO khuyến cáo không cho trẻ dưới 1 tuổi xem điện thoại
1WHO khuyến cáo không cho trẻ dưới 1 tuổi xem điện thoại
Theo thông tin từ hãng tin AP, lần đầu tiên vào ngày 24/4/2019, WHO chính thức phát văn bản chỉ dẫn cho mọi người nên cho trẻ nhỏ dưới 5 tuổi tiếp xúc với các thiết bị màn hình trong thời gian bao lâu để tránh làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Trong chỉ dẫn của WHO khuyến cáo trẻ dưới 5 tuổi không tiếp xúc với màn hình của những thiết bị điện tử nhiều hơn 1 tiếng đồng hồ/ngày, trẻ càng ít tiếp xúc càng tốt cho sức khỏe và sự phát triển của mình và đặc biệt, WHO khuyến cáo trẻ dưới 1 tuổi cấm tuyệt đối việc tiếp xúc này.
WHO còn khuyến nghị về việc tăng các hoạt động thể chất, chăm sóc giấc ngủ thay vì chỉ ngồi/nằm thụ động, bởi thói quen lười vận động cũng là nhân tố hàng đầu tăng béo phì và gây tử vong ở trẻ.
Trong chỉ dẫn của mình, WHO không nêu cụ thể các tác hại tiềm ẩn của việc cho trẻ tiếp xúc với màn hình của thiết bị điện tử quá nhiều nhưng tổ chức quốc tế này cho rằng thông tin trong bảng chỉ dẫn này cần thiết được mọi người chú ý để tránh những hậu quả xấu không đáng có xảy ra cho quá trình phát triển của trẻ nhỏ.
Những chỉ dẫn của WHO tương tự với lời khuyên của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, theo đó Hiệp hội khuyến cáo trẻ dưới 18 tháng tuổi nên tránh tiếp xúc với màn hình của thiết bị điện tử.
2Những hoạt động thay thế để trẻ giảm thời gian tiếp xúc với thiết bị màn hình
- Để hạn chế cho trẻ dưới 5 tuổi tiếp xúc với màn hình thiết bị điện tử, bố mẹ nên năng cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi trong nhà, ngoài trời như đi bộ, chạy bộ, nhảy dây, leo trèo, đi xe đạp, chơi cầu trượt...
- Trẻ em từ 1 đến 4 tuổi nên hoạt động thể lực tối thiểu 180 phút/ngày. Trẻ em từ 3 đến 4 tuổi cần hoạt động thể chất trong ít nhất 60 phút/ngày.
- Trẻ dưới 1 tuổi, bố mẹ dành nhiều thời gian chăm sóc, cổ vũ trẻ vận động bò, đi, lật người, chơi các món đồ chơi an toàn với trẻ.
- Bên cạnh đó, bố mẹ và người thân cũng nên cùng trẻ xem các chương trình có giá trị giáo dục, bố mẹ nên biết những gì trẻ đang xem, kiểm soát những video, chương trình trẻ xem và cho trẻ hiểu những gì mà chúng đang xem, để đảm bảo sự phát triển tinh thần và thể chất của trẻ được lành mạnh.
Qua bài viết này, hi vọng bạn sẽ chăm sóc sức khỏe bé yêu tốt hơn, đừng để trẻ béo phì, thụ động vì “ghiền” các thiết bị giải trí từ nhỏ nhé.
Bài đăng khác
- Nhận biết cơ thể đang bị rối loạn tiêu hoá và cách điều trị kịp thời
- Cách trị rôm sảy cho bé tại nhà bằng các loại lá đơn giản, dễ tìm
- Bài thuốc chữa dứt điểm tóc bạc sớm
- Cảnh báo: Bé sốc phản vệ do uống sữa
- Bệnh viêm màng não có lây không và cách phòng ngừa
- Lối sống và chế độ ăn uống khoa học khi điều trị viêm